Giấy Ford, Bristol, Ivory, Couche, Couche matt, Duplex, Crystal, Conqueror, Carton, Metalidze,... là những loại giấy in offset phổ biến nhất hiện nay.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Kỹ thuật in offset ngày càng được ưa chuộng bởi chất lượng in ấn vượt trội. Sản phẩm in bằng kỹ thuật in offset có màu in chuẩn thiết kế, độ nét cao và hình ảnh sống động.
Đối với in offset việc lựa chọn giấy in đóng vai trò rất quan trọng. Lựa chọn đúng loại giấy in offset và kích thước khổ giấy sẽ giúp tạo ra sản phẩm in ấn hoàn hảo nhất.
Có rất nhiều loại giấy sử dụng cho in offset. Tuy nhiên, mỗi loại giấy sẽ có đặc điểm khác nhau và phù hợp nhu cầu sử dụng khác nhau. Hiểu được đặc điểm từng loại giấy sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Các loại giấy in offset phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như sau:
Giấy Ford có định lượng từ 70g/m2, 80g/m2 hoặc 90g/m2. Loại giấy này có bề mặt hơi nhám và độ trắng cao. Có thành phần chính là bột giấy nghiền đã được xử lý tách nhựa, vậy nên giấy Ford không bị ố vàng khi lưu trữ trong khoảng thời gian dài.
Giấy Ford có độ bám mực rất tốt, mang đến những sản phẩm in sắc nét. Nó được sử dụng phổ biến để làm ruột sổ, giấy note, bao thư, in hóa đơn, vở tập hay dùng để in/scan tài liệu.
Giấy Bristol có định lượng khoảng 200 – 350g/m2. Loại giấy này khá dày và cứng do thường được ép bằng nhiều lớp giấy trong quá trình sản xuất.
Ưu điểm của giấy Bristol là độ mịn cao, bề mặt giấy hơi bóng và độ bám mực vừa phải nên có khả năng tạo ra những sản phẩm in hoàn hảo.
Bristol được chia làm 2 loại:
Với đặc điểm dày và cứng, Bristol là loại giấy in offset tuyệt vời cho các sản phẩm như hộp giấy, bìa sơ mi, brochure, in name card, poster, tờ rơi,...
Giấy Ivory có định lượng 230 – 350g/m2 và được chia thành 2 loại:
Đây là loại giấy rất được ưa chuộng bởi độ bền cao và chất lượng in sắc nét. Ngoài ra, loại giấy này còn dễ dàng cắt, in nổi, gấp nếp, cắt khuôn dập,... mang đến sự độc đáo cho các sản phẩm in.
Giấy Couche có định lượng khoảng 90 – 300g/m2. Loại giấy này thường được tráng phủ bằng cao lanh hoặc hỗn hợp polyme vì thế bề mặt giấy bóng, mượt và láng mịn.
Trong các loại giấy in offset, Couche được đánh giá cao bởi bề mặt mịn, độ sắc nét và màu sắc in sống động. Loại giấy này thường dùng để in ấn brochure, poster, in catalogue giá rẻ,…
Là loại giấy được tráng mờ bề mặt và độ mịn cao. Bề mặt tráng mờ tạo ra sự độc đáo cho giấy cũng như mang đến khả năng hiển thị màu sắc nổi bật. Tuy nhiên Couche matt được xem là loại giấy in offset đắt đỏ và mực in lâu khô so với các loại giấy khác.
Giấy Duplex có định lượng phổ biến trên 300g/m2. Đặc điểm nhận diện của loại giấy này là một mặt khá trắng và láng mịn và mặt còn lại sẫm màu hơn. Trong quá trình sản xuất, người ta thường ép 2 lớp giấy lại với nhau nên giấy Duplex khó ăn mực và rất dày. Trong ngành in hộp giấy, bao bì thì giấy Duplex là lựa chọn hàng đầu.
Giấy Crystal có định lượng khoảng 230 – 350g/m2. Giấy có một mặt rất bóng, như được phủ một lớp keo, mặt còn lại hơi nhám. Bởi độ láng bóng, giấy Crystal cho thành phẩm rất đẹp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng 2 tờ Crystal ghép vào với nhau tạo nên 2 mặt bóng để in ấn.
Trong các loại giấy in offset thì Crystal được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Nó còn được ưa chuộng để làm bìa cho các trang tạp chí, sách, báo,...
Giấy mỹ thuật được ưa chuộng bởi màu sắc đa dạng với nhiều họa tiết bắt mắt. Loại giấy này mang đến sự sáng tạo không giới hạn cho các sản phẩm in ấn. Đây là loại giấy in offset cao cấp, mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm.
Giấy mỹ thuật được sử dụng rất phổ biến để in danh thiếp, in thiệp, in tờ rơi, bao thư, in phiếu quà tặng,...
Nhắc đến các loại giấy in offset thì không thể thiếu giấy Conqueror. Loại giấy này có độ dày cao, dai chắc, chịu lực tốt và rất bền. Vì giấy có độ cứng cao nên có thể định hình rất tốt, tạo ra đa dạng sản phẩm.
Đi cùng chất lượng cao cấp là giá thành tương đối cao. Vì thế giấy Conqueror thường dùng để in bao thư, card visit, thiệp cưới, thiệp sinh nhật,…
Đây là chất liệu rất quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Giấy Carton được chia thành nhiều loại dựa theo số lớp như giấy Carton 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp hay 9 lớp. Số lớp càng nhiều thì sản phẩm càng dày và chắc chắn.
Ưu điểm của giấy Carton chịu lực tốt, nhẹ và giá thành thấp. Nhược điểm của loại giấy này là dễ cháy, và dễ hư hỏng khi thấm nước. Trong thực tế, giấy Carton được sử dụng rất nhiều vì nó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Giấy Metalidze là loại giấy in offset đặc biệt vì có bề mặt được tráng một lớp nhôm rất mỏng. Ngoài tác dụng chống ẩm và chống thấm cho giấy thì lớp nhôm này còn tạo lớp ánh kim giúp sản phẩm trông sang trọng hơn. Loại giấy này rất được ưa chuộng trong in tem nhãn, bao bì, hộp giấy,...
Ngày nay giấy thấm dầu được sử dụng để đựng các loại thực phẩm chiên rán như: Khoai tây chiên, xúc xích, thịt nướng,… Ngoài việc giúp sản phẩm thơm ngon, việc sử dụng bao bì in ấn giúp tăng sự chuyên nghiệp và là công cụ quảng bá thương hiệu hoàn hảo.
Ngoài chất liệu giấy, kích thước khổ giấy in offset cũng rất đa dạng. Kích thước này thường cố định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhà in có thể linh hoạt theo yêu cầu khách hàng.
Kích thước khổ giấy offset tiêu chuẩn như sau:
Trong quá trình in ấn, tùy thuộc vào kích thước file, kích thước máy in mà bạn linh hoạt điều chỉnh để chọn kích thước khổ giấy offset phù hợp nhất.
Các loại giấy in offset hiện nay rất đa dạng. Mỗi loại giấy sẽ có những đặc điểm và giá thành khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì giấy in offset có 3 đặc điểm sau:
Các loại giấy đều được cấu tạo từ 3 lớp là màng OPP, giấy, PP dệt mang đến độ dày phù hợp. Nhờ đó giấy có độ dai, bền và khả năng chịu lực tốt. Sử dụng giấy in offset giúp bảo quản và vận chuyển hàng hóa dễ dàng, đồng thời tăng giá trị cho sản phẩm.
Sử dụng đúng loại giấy in offset giúp quá trình in ấn nhanh chóng. Sản phẩm in ấn có chất lượng tốt, đẹp mắt và sang trọng.
Giấy in offset có giá thành tương đối rẻ, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn loại giấy phù hợp.
Việc tạo ra những sản phẩm in offset đẹp mắt và đảm bảo chất lượng tốt nhất đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Ngoài việc lựa chọn đúng chất liệu và khổ giấy thì việc lựa chọn địa điểm in ấn chất lượng cũng quan trọng không kém.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM